Chồng cũ: “Có được quyền tự ý cắt hộ khẩu của vợ sau ly hôn (?)”

Đã ly hôn, chồng có được tự ý tách hộ cho vợ cũ không?

Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú năm 2020, vợ chồng khi ly hôn mà vẫn ở trên cùng chỗ ở hợp pháp thì sẽ được tách hộ.

Do đó, chỉ thực hiện tách hộ khi vợ, chồng mặc dù ly hôn nhưng vẫn ở trên cùng một chỗ ở. Nếu sau khi ly hôn mà vợ hoặc chồng chuyển đi nơi khác sống thì không thực hiện thủ tục tách hộ mà phải đăng ký thường trú mới tại nơi ở mới.

Với trường hợp tách hộ, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú thì vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó thì không cần chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

Đồng nghĩa, nếu vợ, chồng ly hôn thì muốn tách hộ không cần chủ hộ đồng ý về việc tách hộ.

Theo đó, người vợ hoặc chồng sau khi ly hôn muốn tách hộ thì phải đăng ký tách hộ đến cơ quan đăng ký cư trú. Trong đó, hồ sơ đăng ký tách hộ gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn như bản án hoặc quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó: Văn bản thỏa thuận của hai vợ, chồng…

Do đó, khi vợ chồng ly hôn thì người muốn tách hộ phải nộp tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó phải khai đầy đủ thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh; số định danh cá nhân/Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, số điện thoại, nơi thường trú…

Vợ hoặc chồng muốn tách hộ thì nộp trực tiếp hồ sơ đến công an cấp xã, phường, thị trấn; nếu không có đơn vị hành chính cấp xã thì có thể nộp đến công an huyện, quận, thị xã hoặc nộp online tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Bộ Công an … theo Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06.

Sau đó, trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan công an sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký tách hộ về việc đã cập nhật thông tin.

Như vậy, chủ hộ không thể tự ý tách hộ cho một thành viên trong hộ khẩu hay nói cách khác, chồng cũ không thể tự ý cắt hộ khẩu cho vợ cũ sau khi ly hôn.

Nếu cố tình làm thì có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về việc không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.

Được ở lại nhà cũ bao lâu sau khi ly hôn?

Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo quy định này, nếu vợ, chồng ly hôn, căn nhà là tài sản riêng của một trong hai bên trước đó được dùng để hai vợ, chồng cùng ở thì sau khi ly hôn, căn nhà sẽ vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó.

Tuy nhiên, người không có quyền sở hữu vẫn có thể được ở lại trong căn nhà riêng của người còn lại trong thời hạn 06 tháng kể từ khi ly hôn nếu có khó khăn về chỗ ở trừ khi có thỏa thuận khác.

Do đó, chỉ có hai trường hợp vợ cũ hoặc chồng cũ có thể được ở lại trong ngôi nhà là tài sản riêng của người còn lại nếu trước đó đã đưa vào sử dụng chung:

– Hai vợ, chồng có thỏa thuận về việc cho phép đối phương được ở lại.

– Người còn lại có khó khăn về chỗ ở thì chỉ được ở trong thời hạn 06 tháng.

Trên đây là quy định về việc chồng có được tự ý tách hộ cho vợ cũ khi ly hôn không? Nếu trường hợp của bạn cần tư vấn kỹ hơn thì vui lòng liên hệ qua hotline: 0975.45.5050 (LS. Du) hoặc 0932.32.47.48 (LS. Linh) để được tư vấn miễn phí.

Thân ái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0975 45 5050
0975455050
0932 32 47 48