Bị “mất tiền” gửi ngân hàng, trách nhiệm bồi thường thuộc về ai?

Ai sẽ là người bồi thường thiệt hại khi tiền gửi ngân hàng bị mất?

Sau khi gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng phản ánh tiền trong tài khoản tự nhiên “bốc hơi” mặc dù không phải lỗi của mình, vấn đề này không mới, nhưng để lại những bài học đắt giá về công tác quản lý tài sản gửi giữ.

Khi tiền gửi của khách hàng bị mất, việc xác định ngân hàng có phải cũng là bị hại không sẽ phụ thuộc vào các tình tiết của vụ việc đó.

Căn cứ vào Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng gửi giữ tài sản như sau:

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

Theo đó, khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng tức là giữa hai bên đã ký kết một hợp đồng gửi giữ tài sản. Bên giữ tài sản, tức là bên ngân hàng phải có nghĩa vụ bảo quản tài sản đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; phải bồi thường thiệt hại nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015.

Bên cạnh đó, theo khoản 2, 3 Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng thì ngân hàng phải có một số trách nhiệm sau đây:

– Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi.

– Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Như vậy, khi khách hàng của mình vô cớ bị mất tiền, thì ngân hàng cũng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi để xảy ra sai sót.

Cán bộ hoặc nhân viên của ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi của khách có thể là do sự yếu kém, sơ hở trong việc quản lý của chính ngân hàng đó, hoặc do một số bộ phận cán bộ, nhân viên ngân hàng đã lợi dụng kẽ hở để chiếm đoạt tài sản của người gửi. Trong trường hợp này, nếu ngân hàng được xác định là bị hại thì người chiếm đoạt sẽ phải bồi thường cho ngân hàng, còn ngân hàng sẽ phải bồi thường lại cho khách hàng bị mất tiền.

Ngoài ra, theo Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-NHNN thì chủ tài khoản chỉ chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình.

Vụ khách hàng mất gần 47 tỉ đồng gửi tại Sacombank: Trách nhiệm của ngân  hàng như thế nào?

Do vậy, ngân hàng cần nâng cao kỹ thuật bảo mật thông tin, tài sản của khách hàng trên các ứng dụng online tránh trường hợp kẻ xấu, hacker, hay nhân viên ngân hàng “rút tiền” của khách hàng; thắt chặt quy trình kiểm soát, chấn chỉnh kỷ luật nội bộ, giảm thiểu rủi ro, sai phạm để tránh gây thiệt hại cho khác hàng, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngân hàng. Về phía khách hàng, khi gửi tiền cần đọc kỹ các thông tin trên hợp đồng tại các điều khoản, và yêu cầu ngân hàng giải thích rõ nếu không hiểu. Thường xuyên kiểm tra, bảo mật, nâng cao trách nhiệm của mình đối với tài sản của mình.

Trên đây là tư vấn của Luật sư, trong trường hợp có vướng mắc thì bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline: 0975.45.5050 (Ls Du) để được giải đáp trực tiếp.

Thân ái

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0975 45 5050
0975455050
0932 32 47 48