Giá vàng tăng: “Vay vàng nhưng trả bằng tiền có được không?”

Thời điểm này, giá vàng trên thế giới và ở Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục khiến nhiều người vay vàng thắc mắc liệu có thể đổi cách thức trả nợ từ vàng thành tiền được không? Vậy pháp luật quy định cụ thể vấn đề này thế nào?

Có được vay mượn bằng vàng không?

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 24/2012/NĐ-CP nêu rõ:

Quyền sở hữu vàng hợp pháp của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, quyền sở hữu vàng hợp pháp của cá nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Nghị định này, cá nhân sở hữu vàng cần đáp ứng các điều kiện sau:

– Không được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu khi xuất cảnh, nhập cảnh. Nếu nhập cảnh vào Việt Nam mà mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu thì phải gửi tại kho Hải quan để mang ra hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài, chịu mọi chi phí phát sinh (căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN).

– Không được dùng vàng để làm phương tiện thanh toán (căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP).

Đồng thời, theo Điều 24 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng chỉ phạt tiền với hành vi mua bán vàng miếng với doanh nghiệp hoặc ngân hàng không có giấy phép, dùng vàng để thanh toán, không niêm yết giá vàng công khai tại cửa hàng vàng, mang vàng xuất nhập cảnh không đúng quy định…

Do đó, có thể thấy, hiện nay không có văn bản nào quy định cấm cá nhân dùng vàng để vay mượn. Như vậy, theo quy định mới nhất, cá nhân hoàn toàn được dùng vàng để cho cá nhân khác vay, mượn.

Vay vàng, người vay có được dùng tiền trả nợ không?

Do pháp luật không cấm các cá nhân dùng vàng để cho vay, mượn nên khi thực hiện vay vàng, người vay cần thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

– Nếu vay tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn, nếu vay tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng trừ khi các bên có thoả thuận khác.

– Nếu bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật tại thời điểm trả nợ nếu được bên cho vay đồng ý.

Căn cứ theo quy định này, nếu các bên vay mượn bằng vàng thì người vay phải trả bằng vàng, đúng số lượng, chất lượng đã vay trừ trường hợp các bên có thoả thuận trả nợ bằng tiền. Nếu trong trường hợp, bên vay không thể trả vàng thì có thể trả tiền nhưng theo đúng giá vàng tại thời điểm trả nợ.

Ví dụ: Năm 2019, ông A vay của ông B hai cây vàng trong đó 4,2 triệu đồng/chỉ vàng nên quy ra tiền tại thời điểm đó là 84 triệu đồng trong 04 năm (hạn trả nợ là năm 2022). Tại thời điểm trả nợ, giá vàng tăng lên 7,0 triệu đồng/chỉ vàng.

Do đó, đến thời hạn trả nợ, ông B phải trả cho ông A đủ 02 cây vàng. Trong trường hợp ông B không thể trả bằng vàng thì quy 02 cây vàng theo giá 7,0 triệu đồng/chỉ vàng tương đương 140 triệu đồng.

Như vậy, do các ông không có thoả thuận khác nên đến thời hạn trả nợ, ông B phải trả cho ông A 02 cây vàng. Nếu ông B không trả được bằng vàng thì khi được ông A đồng ý, ông B phải trả cho ông A số tiền là 140 triệu đồng.

Như vậy, khi vay vàng thì người vay có thể dùng tiền để trả nợ trong hai trường hợp:

– Bên vay và bên cho vay có thoả thuận thì thực hiện trả nợ bằng tiền theo thoả thuận của các bên.

– Nếu bên vay không thể trả được bằng vàng, bên cho vay đồng ý thì bên vay có thể dùng tiền tương đương với trị giá của vàng tại thời điểm trả nợ để trả nợ cho bên vay.

Trên đây là quy định về việc vay vàng trả bằng tiền được khi giá vàng tăng không? Nếu còn thắc mắc khác, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline: 0975.45.5050 (LS. Du) hoặc 0932.32.47.48 (LS. Linh) để được tư vấn chi tiết.

Thân ái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0975 45 5050
0975455050
0932 32 47 48