Livestream xúc phạm, bôi nhọ người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Ngày nay, công nghệ 4.0 đã quá quen thuộc với mọi người, nhưng không phải ai cũng nhận biết rõ những hệ lụy mà nó đem lại. Tại đây, Luật Đại Nguyên bàn luận về việc, có nhiều cá nhân dùng các tài khoản mạng xã hội lạm dụng việc Livestream vu khống, xúc phạm và làm nhục người khác. Đây là hành vibị cấm theo các quy định của pháp luật và cần được xử lý nghiêm
Người sử dụng Mạng xã hội đang phải đối mặt với nhiều rủi ro trong việc kiểm soát quyền tự do ngôn luật của bản thân. Nếu cá nhân không tự nhận biết được phạm vi quyền tự do ngôn luận mà để vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật quy định thì sẽ không còn là tự do ngôn luật nữa mà là vi phạm pháp luật và sẽ phải chịu trừng phạt
Cụ thể, nếu cá nhân, tổ chức sử dụng những ngôn từ thô tục, vi phạm đạo đức con người nhằm cố tình bịa đặt, vu khống hoặc đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội hay sóng Livestream mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Cụ thể, tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi tung thông tin giả mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Tại Điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã quy định: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Ngoài ra, các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội cũng có thể tùy thuộc vào tính chất, mức độ khác nhau mà chủ thể thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 1 hoặc điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Đồng thời, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155 tội “Làm nhục người khác”, Điều 156 tội “Vu khống”, Điều 288 tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” của BLHS năm 2015. Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn phải bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị xâm phạm do hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể vi phạm gây ra theo quy định tại Điều 592 “Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm” của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Vậy làm thế nào để Livestream không vi phạm pháp luật?

Cá nhân, tổ chức thực hiện Livestream cần chú ý về chủ đề livestream, mục đích livestream, tránh để xảy ra tình trạng bản thân không hề biết do sử dụng lời lẽ, ngôn từ, hình ảnh không phù hợp khi livestream mà vi phạm pháp luật.
Vì vậy, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức để tránh xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tổ chức khác.
Nếu phát hiện những hành vi có dấu hiệu xâm phạm quyền, người bị xúc phạm nên bình tĩnh lựa chọn phương cách ứng xử phù hợp, hạn chế đôi co, chửi bới trên không gian mạng dễ dẫn tới mất kiểm soát, thậm chí phạm pháp. Cần ý thức là hành xử trên không gian mạng
Trên đây là quy định về: “Livestream vu khống, xúc phạm và làm nhục người khác sẽ bị xử lý như thế nào?” Nếu còn thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline: 0975.45.5050 (LS. Du) hoặc 0932.32.47.48 (LS. Linh) để được tư vấn chi tiết.
Thân ái!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0975 45 5050
0975455050
0932 32 47 48