Trường hợp nào bị từ chối chuyển mục đích sử dụng đất (?)

Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép thì chỉ được chuyển mục đích khi có quyết định cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, khi nào bị từ chối cho phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Khi nào bị từ chối chuyển mục đích sử dụng đất?

Căn cứ Điều 59 Luật Đất đai 2013, cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân là Ủy ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) và các trường hợp còn lại thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Mặc dù thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được Luật Đất đai quy định rõ nhưng cơ quan có thẩm quyền không toàn quyền quyết định mà phải theo những căn cứ nhất định.

Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định rõ tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:

“1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”.

Theo đó, để ban hành quyết định cho phép hoặc từ chối cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải dựa theo 02 căn cứ trên. Đồng nghĩa với việc hộ gia đình, cá nhân không được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nếu thuộc những trường hợp sau:

(1) Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

(2) Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp.

Theo quy định sau khi hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

Thông qua công tác xác minh, thẩm định Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép hoặc không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Hiện nay không có văn bản nào quy định rõ về vấn đề này nhưng trên thực tế thông qua công tác xác minh, thẩm định sẽ xác định được.

Ví dụ: Ông A có thửa đất 300m2, gồm 120 m2 đất ở và 180m2 đất trồng cây hàng năm khác. Gia đình ông A có tiền nộp tiền sử dụng đất và muốn chuyển toàn bộ diện tích còn lại lên đất ở để chuyển nhượng với giá cao hơn. Trong trường hợp này thì nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất không phù hợp vì ông A đã được công nhận 120 m2 đất ở (không thiếu đất để ở nên không cho chuyển sang đất ở).

Tóm lại, khi thuộc 02 trường hợp trên sẽ bị từ chối cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Mặc dù căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được nêu rõ tại Luật Đất đai 2013 nhưng trên thực tế hầu hết người dân không nắm rõ được kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Do vậy, nếu hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất thì chủ động chuẩn bị hồ sơ và nộp theo đúng quy định.

Trường hợp không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản.

Mức phạt khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất

Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trường hợp không cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng vẫn tự ý chuyển sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, cụ thể:

* Mức phạt khi tự chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở hoặc các loại đất phi nông nghiệp khác

Khoản 2, 3, 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất ở hoặc các loại đất phi nông nghiệp khác thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền (hình thức xử phạt chính):

TT

Diện tích chuyển trái phép

Mức phạt

Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

1

Dưới 0,02 héc ta Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng Hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt khu vực nông thôn

2

Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc ta Phạt tiền từ 05 – 08 triệu đồng

3

Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc ta Phạt tiền từ 08 – 15 triệu đồng

4

Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc ta Phạt tiền từ 15 – 30 triệu đồng

5

Từ 0,5 đến dưới 01 héc ta Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng

6

Từ 01 đến dưới 03 héc ta Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng

7

Từ 03 héc ta trở lên Phạt tiền từ 100 – 200 triệu đồng
Mức phạt trên đây là mức phạt áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm; nếu tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

Ngoài việc bị phạt tiền, người tự ý chuyển mục đích sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tự ý chuyển lên đất thổ cư.

Như vậy: Trường hợp khi nào bị từ chối cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trên thực tế là vấn đề tương đối phức tạp vì người dân thường thiếu thông tin về kế hoạch sử dụng đất và phần nào đó là chưa nắm rõ quy định. Để kịp thời giải đáp đáp vướng mắc bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline: 0975.45.5050 (LS. Du) hoặc 0932.32.47.48 (LS. Linh) để được tư vấn.

Thân ái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0975 45 5050
0975455050
0932 32 47 48