Vay tiền qua App: Đã trả hết nợ nhưng vẫn bị khủng bố thì xử lý thế nào (?)

Vì tính nhanh chóng, linh động của các app vay tiền mà nhiều người lựa chọn vay tiền qua app để giải quyết nhu cầu cần tiền của mình. Tuy nhiên, thực trạng đã trả hết nợ nhưng vẫn bị các app đòi tiền hiện đang ở mức đáng báo động. Vậy trong trường hợp đó, người vay phải làm gì?

Khi nào được xem đã trả hết nợ khi vay tiền qua app?

Hiện nay, vay tiền qua app là hình thức vay tiền giữa người vay và các các app vay tiền. Trong đó:

– App vay tiền là một hình thức để cá nhân, tổ chức không phải tổ chức tín dụng sử dụng để cho vay. Trong trường hợp này, hợp đồng vay tiền giữa các app vay tiền và người vay là hợp đồng vay tài sản.

– App vay tiền là một ứng dụng của các ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp. Trong trường hợp này, hợp đồng cho vay tiền giữa các app và người vay là hợp đồng tín dụng.

Do đó, tuỳ từng app cho vay là của cá nhân, tổ chức hay tổ chức tín dụng, việc xác định người vay đã trả hết nợ cũng khác nhau. Cụ thể:

App vay tiền của cá nhân, tổ chức

App vay tiền của tổ chức tín dụng

Căn cứ Điều 463 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vay tiền là sự thoả thuận của các bên mà bên cho vay giao tiền và khi đến hạn trả nợ, bên vay phải trả đủ tiền cho bên cho vay và phải trả lãi nếu có thoả thuận.

Đồng thời, theo Điều 422 Bộ luật Dân sự, hợp đồng vay tiền nói riêng và hợp đồng nói chung sẽ chấm dứt nếu các bên đã hoàn thành hợp đồng.

Như vậy, khi người vay tiền qua app của cá nhân, tổ chức thì người vay nếu trả hết nợ (nợ gốc + lãi suất nếu có) trong thời hạn thoả thuận thì được xem là hoàn thành hợp đồng vay tiền. Đồng nghĩa, việc vay tiền qua app của người vay sẽ chấm dứt.

Không giống việc vay tiền qua app của cá nhân, tổ chức thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi app vay tiền của tổ chức tín dụng (ngân hàng, tổ chức tài chính…) thì quy định về việc chấm dứt hợp đồng vay tiền phải thực hiện theo Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn.

Theo đó, thời hạn cho vay được quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN:

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng.

Theo quy định này, thời hạn cho vay chỉ tính đến khi người vay đã trả hết nợ gốc và lãi (nếu có) cho tổ chức tín dụng.

Do đó, khi người vay đã trả hết nợ cho tổ chức tín dụng thì xem như hợp đồng vay tiền (hợp đồng tín dụng giữa người vay và tổ chức tín dụng) đã hoàn thành. Đồng nghĩa, nghĩa vụ trả nợ của người vay trong trường hợp này đã chấm dứt.

Như vậy, căn cứ quy định trên, người vay tiền qua app sẽ không phải trả nợ cho các app vay tiền (dù là app vay tiền của cá nhân hay tổ chức tín dụng) nếu đã thanh toán đủ tiền nợ gốc và lãi (nếu có) trong khoản thời gian vay tiền theo thoả thuận của các bên.

Phải làm sao khi đã trả hết nợ cho app vay tiền mà vẫn bị đòi?

Khi đã trả hết nợ cho các app vay tiền mà người vay vẫn bị đòi thì người vay cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra lại hợp đồng vay tiền hoặc giao dịch vay tiền giữa người vay và các app vay tiền

Đây là bước đầu tiên khi người vay đã trả hết nợ cho các app nhưng vẫn bị đòi nợ. Khi kiểm tra hợp đồng vay tiền/giao dịch vay tiền giữa app vay tiền và người vay, cần để ý đến những thông tin sau đây:

– Thời hạn cho vay, trả nợ: Cần xác định đã hết thời hạn cho vay chưa? Việc người vay trả hết nợ gốc và lãi có vi phạm quy định về thời hạn trả nợ trước hạn không. Trong một số hợp đồng cho vay/tín dụng sẽ có điều khoản không được trả nợ trước hạn…

Do đó, có thể người vay vẫn còn dư nợ tại app vay tiền này.

– Lịch sử trả nợ. Cần kiểm tra lại lịch sử trả nợ để biết người vay có thực hiện đúng việc trả nợ theo đúng thoả thuận như: Có đóng chậm tháng nào không? Có không trả nợ tháng nào không? Hợp đồng cho vay/tín dụng có điều khoản về việc phạt vi phạm khi chậm/không trả nợ… không.

Việc xác định yếu tố này để xem xét người vay có bị đòi tiền do bị phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 2: Liên hệ trực tiếp với app cho vay tiền

Sau khi xác định được các yếu tố nêu trên, người vay cần liên hệ trực tiếp với các app vay tiền để xác nhận các nội dung nêu trên nhằm làm rõ số tiền bị đòi thuộc vào khoản nào: Số nợ gốc, lãi phát sinh, lãi chậm trả hay phạt vi phạm hợp đồng…

Bước 3: Làm đơn khởi kiện ra Toà

Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ để đảm bảo người vay đã thực hiện theo đúng hợp đồng, không vi phạm hợp đồng vay tiền giữa mình và app cho vay mà vẫn bị các app làm phiền, đòi nợ số tiền đã trả hết thì người vay có thể khởi kiện các app này đến Toà án có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể:

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn khởi kiện.

– Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có) giữa các app cho vay tiền và người vay.

– Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, sổ hộ khẩu… của người vay.

– Các biên lai, tin nhắn, nội dung chuyển khoản… xác nhận việc đã thanh toán đủ số nợ của người vay.

– Ghi âm, tin nhắn… cuộc gọi/tin nhắn đòi nợ từ các app (nếu có) …

Toà án có thẩm quyền giải quyết

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết việc khởi kiện này nếu app cho vay là cá nhân. Nếu app là tổ chức thì là Toà án nhân dân cấp huyện nơi app này có trụ sở.

Người vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng các tài liệu kèm theo nêu trên thông qua các hình thức: Nộp trực tiếp; nộp qua đường bưu chính; gửi online qua Cổng thông tin điện tử của Toà án (nếu có).

Thời gian giải quyết

Theo quy định từ Điều 191 đến Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời gian giải quyết thường sẽ là 06 tháng.

Tuy nhiên, nếu việc khởi kiện này có nhiều tình tiết phức tạp hoặc đơn giản hơn thì thời gian này có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tuỳ vào tính chất của tình huống cụ thể với các nội dung: Xét đơn, phân công Thẩm phán, thông báo nộp tạm ứng án phí, chuẩn bị xét xử, đưa vụ án ra xét xử…

Trên đây là một số giải đáp về việc: Vay tiền qua app đã trả hết nhưng vẫn bị đòi tiền thì xử lý thế nào? Nhìn chung đây là vấn đề khá phức tạp với các tình huống khác nhau. Để được tư vấn cụ thể, bạn đọc vui lòng liên hệ qua hotline: 0975.45.5050 (LS. Du) hoặc 0932.32.47.48 (LS. Linh) để được giải đáp.

Thân ái!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0975 45 5050
0975455050
0932 32 47 48