Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong THADS – Những điều cần biết

Biện pháp khẩn cấp tạm thời (BPKCTT) là biện pháp tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tình trạng tài sản, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm thi hành án. Theo đó, Tòa án sẽ xét các căn cứ, thủ tục về biện pháp khẩn cấp tạm thời để ban hành một hoặc nhiều quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc ra quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng nhằm tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu nhập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, đảm bảo việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Pháp luật dân sự hiện hành đã quy định rất cụ thể về các BPKCTT nhằm áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế khi các tranh chấp dân sự ngày một đa dạng, thể hiện ở việc Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 liệt kê tới 17 Biện pháp khẩn cấp tạm thờiBên cạnh các BPKCTT quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác do luật khác quy định. (căn cứ Điều 132 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Trang thông tin VKSND

Trong thi hành án dân sự, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án được thi hành theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 và năm 2022 (Luật THADS). Theo đó, Điều 2 Luật THADS quy định “các quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời do Tòa án hoặc Hội đồng trọng tài áp dụng sẽ được cơ quan THADS tổ chức thi hành.” Và để đảm bảo hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Luật THADS cũng đã quy định quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án cấp sơ thẩm phải được thi hành ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị.

Do đó, sau khi nhận được Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án, Thủ trưởng cơ quan THADS có thẩm quyền phải ra ngay quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành theo khoản 2 Điều 36 Luật THADS hiện hành.

Để đảm bảo tính khẩn cấp của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và yêu cầu cấp bách về thời gian thi hành, nên theo khoản 1 Điều 130 Luật THADS, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định thi hành án, Chấp hành viên phải áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế phù hợp, tương ứng với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.

BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM KHI YÊU CẦU ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI - LegalTech

Tuy nhiên, cần phải hết sức lưu ý đối với các biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ được Tòa án áp dụng khi đương sự có đơn yêu cầu và đương sự thực hiện biện pháp bảo đảm như: “Kê biên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ…”, thì việc ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm trong thi hành án dân sự cần phải được Tòa án xem xét hết sức cẩn trọng và kỹ lưỡng nhằm tránh tránh gây thiệt hại cho đương sự và các chủ thể khác trong thi hành án dân sự. Cụ thể căn cứ theo Khoản 1 Điều 130 Luật THADS:

– Đối với biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp: Chấp hành viên sẽ áp dụng Biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 75 Luật THADS để đảm bảo thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định về kê biên tài sản đang tranh chấp.

Đồng thời, trước khi kê biên tài sản là bất động sản ít nhất là 03 ngày làm việc, Chấp hành viên thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã hoặc đại diện tổ dân phố nơi tổ chức cưỡng chế, đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về thời gian, địa điểm, tài sản kê biên, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án. Việc kê biên tài sản phải lập biên bản ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm kê biên, họ, tên Chấp hành viên, đương sự hoặc người được ủy quyền, người lập biên bản, người làm chứng và người có liên quan đến tài sản; diễn biến của việc kê biên; mô tả tình trạng từng tài sản, yêu cầu của đương sự và ý kiến của người làm chứng theo quy định tại Điều 188 Luật THADS.

– Đối với biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, Chấp hành viên phải thực hiện công việc là gửi quyết định tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản đó (Điều 69 Luật THADS). Đồng thời, Chấp hành viên cần phải tiến hành lập biên bản xác định hiện trạng tài sản tại thời điểm thi hành án.

– Đối với các biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên lựa chọn áp dụng một trong các biện pháp bảo đảm sau: Phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ (Điều 67 luật THADS); Tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự (Điều 68 Luật THADS); Tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản (Điều 69 Luật THADS) tùy thuộc vào nội dung tuyên của Tòa án.

– Đối với biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Theo quy định, mục đích của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án, tránh việc đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản (tài sản có thể là bất động sản hoặc động sản). Chấp hành viên có thể xem xét để lựa chọn áp dụng Điều 67, Điều 68 hoặc Điều 69 Luật THADS hiện  hành.

Có thể nói trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, các tranh chấp phát sinh ngày càng đa dạng, nhiều trường các bên không thể tự hòa giải, thương lượng, thỏa thuận thì việc khởi kiện lên yêu cầu tòa án giải quyết là tất yếu để có thể bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc tòa án phải quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (là hoàn toàn đúng đắn nhằm đảm bảo cho việc thi hành án. Tuy nhiên, việc áp dụng BPKCTT có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người bị áp dụng và người khác. Do vậy, tòa án phải xem xét thận trọng trước khi quyết định áp dụng biện pháp này và phải thực hiện đúng quy định của pháp luật để tránh gây thiệt hại cho đương sự và các chủ thể khác.

Trên đây là tư vấn của Luật sư, trong trường hợp có vướng mắc thì bạn đọc vui lòng liên hệ đến hotline: 0975.45.5050 (Ls Du) để được giải đáp trực tiếp.

0975 45 5050
0975455050
0932 32 47 48